Doanh nghiệp Việt buộc phải chuyển đổi xanh để thích ứng và tồn tại

Tin chuyên ngành
Thứ Hai, 14/07/2025
Logistics xanh không còn là mục tiêu dài hạn mà đã trở thành yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp Việt Nam tồn tại và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững.

Đây là khẳng định của Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công tại Diễn đàn “Logistics xanh – Sức bật trong biến động” diễn ra ngày 11/7. Theo ông Công, các tiêu chuẩn về phát triển bền vững như ESG, Net Zero hay thuế biên giới carbon đang dần hình thành những rào cản kỹ thuật mới trên thị trường quốc tế, buộc doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng và tồn tại. “Logistics xanh không còn là lựa chọn, mà là điều kiện sống còn cho doanh nghiệp Việt Nam trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu”, ông nhấn mạnh.

Khảo sát của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD) thuộc VCCI cho thấy các chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng đặt ra tiêu chuẩn khắt khe trong việc xanh hóa toàn bộ các mắt xích, từ thiết kế, vận hành, thu mua, logistics cho tới xử lý chất thải.

Đồng quan điểm, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho rằng khi tiếp cận thị trường EU, Việt Nam đang gặp không ít thách thức do chính sách chưa rõ ràng và hạ tầng logistics còn hạn chế. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội vàng để Việt Nam đầu tư phát triển hệ thống logistics hiện đại, hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Lĩnh vực logistics và vận tải hiện là nguồn phát thải lớn, đặc biệt là ngành vận tải biển với mức tiêu thụ nhiên liệu khổng lồ. Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã yêu cầu ngành này phải chuyển đổi nhiên liệu nhằm giảm phát thải carbon, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Thực tế, logistics xanh đã được xác định là một trong những trụ cột của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Quyết định 882 của Thủ tướng Chính phủ cũng đưa logistics vào danh mục 18 chủ đề trọng tâm trong Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, trong đó, chuyển đổi năng lượng xanh cho ngành giao thông vận tải được xem là bước đi tiên phong.

Tại diễn đàn, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nhấn mạnh logistics xanh chính là "lá chắn kinh tế" giúp doanh nghiệp ứng phó với biến động giá cước vận tải, chi phí nhiên liệu và các yêu cầu thuế carbon từ thị trường EU. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khó khăn do hạ tầng thiếu đồng bộ, chi phí đầu tư lớn và thiếu chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi xanh.

Theo ông Hải, để chuyển đổi năng lượng xanh, doanh nghiệp cần ưu tiên các phương tiện sử dụng năng lượng tái tạo như điện, hydrogen, LNG, đồng thời đẩy mạnh vận tải đường thủy, đường sắt nhằm tăng năng lực vận chuyển. Ngoài ra, việc tối ưu hóa quy trình vận tải thông qua mô hình vận chuyển quy mô lớn, hạn chế phương tiện chạy rỗng và xây dựng hệ thống kho bãi, cảng thông minh là những giải pháp cần thiết.

Về phía VCCI, ông Công cho biết cơ quan này đã xây dựng Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tự đánh giá mức độ phát triển bền vững, từ đó xây dựng kế hoạch hành động và thu hút đầu tư hiệu quả hơn.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Yap Kwong Weng - CEO Vietnam SuperPort, nhận định mô hình logistics tích hợp đa phương thức là yếu tố then chốt cần được thúc đẩy. Đồng thời, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng hành lang chính sách và tài chính bền vững để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi một cách thực chất.
Vietnam SuperPort hiện đang triển khai một mô hình mới tại Việt Nam, tích hợp nhà ga hàng hóa hàng không, kho ngoại quan, kho thường cùng các giải pháp giao thông kết nối xuyên biên giới. Ông Yap cho biết mô hình này dù chưa phổ biến trong khu vực nhưng có tiềm năng tạo ra lợi thế cấu trúc cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. “Chúng tôi không phát triển khu công nghiệp đại trà mà tập trung tối ưu hóa tài sản hiện hữu để nâng cao hiệu suất vận hành”, ông nói. Cụ thể, Vietnam SuperPort hướng tới xây dựng hệ thống kết nối xuyên quốc gia, như các tuyến vận tải từ Trung Quốc qua cảng Hải Phòng, mở ra lợi thế chiến lược cho Việt Nam trong mạng lưới logistics khu vực.

Nguồn: VnExpress

 


Chia sẻ
Sao chép liên kết

Tin nổi bật

hai phong dan khang dinh vi the trung tam logistics quan trong bac nhat cua ca nuoc
Tin chuyên ngànhThứ Tư, 16/07/2025

Hải Phòng dần khẳng định vị thế trung tâm logistics quan trọng bậc nhất của cả nước

Trong phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Hải Phòng 2025, diễn ra ngày 15/7 trong khuôn khổ Tuần lễ Hội nghị ABAC 3, Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định vị thế chiến lược của thành phố Hải Phòng khi đang dần trở thành trung tâm kinh tế, công nghiệp và logistics quan trọng bậc nhất cả nước.

doanh nghiep viet buoc phai chuyen doi xanh de thich ung va ton tai
Tin chuyên ngànhThứ Hai, 14/07/2025

Doanh nghiệp Việt buộc phải chuyển đổi xanh để thích ứng và tồn tại

Logistics xanh không còn là mục tiêu dài hạn mà đã trở thành yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp Việt Nam tồn tại và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững.

da dang hoa nguon cung ung toan cau la giai phap tam thoi hay dai han
Tin chuyên ngànhThứ Tư, 09/07/2025

Đa dạng hóa nguồn cung ứng toàn cầu là giải pháp tạm thời hay dài hạn?

Chỉ một đợt dịch bệnh, một cuộc xung đột địa chính trị hay một cú sốc chính sách cũng đủ khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Trong bối cảnh đó, việc phụ thuộc vào một nguồn cung duy nhất ngày càng bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn.

thao nut that ha tang mo duong cho kinh te bien dong bang song cuu long phat trien
Tin chuyên ngànhThứ Hai, 07/07/2025

Tháo nút thắt hạ tầng, mở đường cho kinh tế biển Đồng bằng sông Cửu Long phát triển

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá với kinh tế biển. Tuy nhiên, để ba mũi nhọn gồm du lịch, nuôi trồng thủy sản và cảng biển phát triển bền vững, khu vực này cần được đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng giao thông và logistics.

banner bagravei vietnbsp

Tin tức liên quan