Đa dạng hóa nguồn cung ứng toàn cầu là giải pháp tạm thời hay dài hạn?

Tin chuyên ngành
Thứ Tư, 09/07/2025
Chỉ một đợt dịch bệnh, một cuộc xung đột địa chính trị hay một cú sốc chính sách cũng đủ khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Trong bối cảnh đó, việc phụ thuộc vào một nguồn cung duy nhất ngày càng bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Chiến lược chọn nguồn cung tập trung (single - sourcing) từng được ưa chuộng nhờ khả năng giảm chi phí và đơn giản hóa quản lý. Tuy nhiên, những biến động toàn cầu gần đây đã làm nổi bật rủi ro của sự phụ thuộc. Do đó, chuyển sang mô hình đa nguồn cung (multi - sourcing) đang trở thành bước đi tất yếu để nâng cao tính bền vững và khả năng phục hồi chuỗi cung ứng.

Mặt trái của mô hình single - sourcing

Mô hình single - sourcing là chỉ dựa vào một nhà cung cấp chính – từng được xem là giải pháp lý tưởng để tối ưu chi phí. Việc tập trung đơn hàng giúp doanh nghiệp tăng sản lượng đặt mua, dễ dàng thương lượng giá tốt, đơn giản hóa quá trình đàm phán và xây dựng mối quan hệ bền chặt với đối tác. Tuy nhiên, chính sự “tập trung” này lại tiềm ẩn rủi ro lớn khi xảy ra gián đoạn chuỗi cung ứng.

Chỉ một nhà máy tạm ngưng hoạt động, một tuyến logistics bị phong tỏa hay sự thay đổi đột ngột trong chính sách xuất khẩu cũng có thể kéo theo hệ lụy cho toàn bộ chuỗi sản xuất – từ chậm tiến độ đến đình trệ hoàn toàn. Đặc biệt, trong các ngành có chu kỳ công nghệ ngắn như điện tử, ô tô hay dược phẩm, sự chậm trễ trong việc chờ nguyên vật liệu không chỉ gây tổn thất doanh thu mà còn khiến doanh nghiệp đánh mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Thực tế cho thấy, ngay cả những tập đoàn hàng đầu thế giới như Toyota, Apple hay Pfizer cũng từng gặp không ít khó khăn khi phụ thuộc vào một số nhà cung cấp chiến lược tại khu vực châu Á – minh chứng rõ nét cho những lỗ hổng của mô hình single - sourcing trong bối cảnh biến động toàn cầu ngày càng phức tạp.

Đa nguồn cung: Giải pháp linh hoạt nhưng không dễ vận hành

Việc triển khai mô hình multi - sourcing  là hợp tác với nhiều nhà cung cấp thay vì chỉ dựa vào một đối tác duy nhất đang trở thành xu hướng chiến lược giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng giảm thiểu thiệt hại trước biến động toàn cầu. Bằng cách phân tán nguồn cung, doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro đứt gãy, đồng thời có thể nhanh chóng điều phối lại đơn hàng khi xảy ra sự cố tại một khu vực. Điều này không chỉ giúp duy trì dòng nguyên vật liệu ổn định mà còn tăng tính chủ động trong sản xuất và nâng cao khả năng thương lượng nhờ thoát khỏi sự phụ thuộc vào một nguồn duy nhất.

Tuy nhiên, mô hình này cũng đi kèm không ít thách thức. Khi làm việc với nhiều nhà cung cấp đồng nghĩa với chi phí giao dịch cao hơn, khối lượng công việc tăng lên đáng kể cho bộ phận mua hàng và quản trị chuỗi cung ứng. Sự đa dạng nhà cung cấp cũng dễ dẫn đến tình trạng không đồng nhất về chất lượng, khó tích hợp dữ liệu theo thời gian thực trên các hệ thống ERP, và thậm chí có thể phát sinh rủi ro pháp lý nếu thiếu cơ chế kiểm soát chặt chẽ.

Để triển khai hiệu quả chiến lược đa nguồn cung, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch bài bản: từ việc lựa chọn đối tác theo cụm khu vực, phân loại vai trò của từng nhà cung cấp (như cung ứng chính, dự phòng, chuyên biệt...), đến việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với năng lực đáp ứng của từng bên. Chỉ khi được quản lý đúng cách, multi - sourcing mới thực sự phát huy vai trò là lá chắn bảo vệ chuỗi cung ứng trong thời kỳ bất định.

Đánh giá rủi ro nhà cung cấp

Việc đa dạng hóa nguồn cung không thể triển khai dựa trên cảm tính hay kinh nghiệm, mà đòi hỏi sự hỗ trợ từ dữ liệu và các công cụ đánh giá rủi ro chuyên sâu. Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống chấm điểm nhà cung cấp dựa trên nhiều yếu tố như: mức độ ổn định chính trị tại quốc gia cung ứng, năng lực sản xuất, vị trí địa lý, khả năng bảo mật thông tin, tuân thủ các tiêu chuẩn ESG, cũng như lịch sử giao hàng và cam kết chất lượng.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tiên phong đã áp dụng các công cụ hỗ trợ như bản đồ chuỗi cung ứng, mô hình phân tích rủi ro FMEA, và phần mềm quản trị rủi ro chuỗi cung ứng để phát hiện điểm yếu trong mạng lưới cung ứng và xây dựng các phương án thay thế kịp thời. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp “có nhiều nguồn” mà còn đảm bảo các nguồn đều “phù hợp và sẵn sàng”.

Đặc biệt đối với doanh nghiệp xuất khẩu, việc thay đổi nhà cung cấp cần được cân nhắc kỹ lưỡng trong bối cảnh các yêu cầu về quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và quy định quốc tế ngày càng nghiêm ngặt. Thay đổi nguồn cung phải đi kèm với việc đào tạo, giám sát và kiểm tra toàn bộ chu trình cung ứng để đảm bảo tính nhất quán và tuân thủ.

Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu luôn tiềm ẩn nhiều bất định, không tồn tại một mô hình chuỗi cung ứng “hoàn hảo tuyệt đối”. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần dịch chuyển từ tư duy tối ưu hóa chi phí đơn lẻ sang tối ưu hóa khả năng thích ứng tổng thể. Đa dạng hóa nguồn cung không chỉ là chiến lược phân tán rủi ro, mà còn là nền tảng để xây dựng chuỗi giá trị bền vững và linh hoạt hơn trong tương lai.

Nguồn: Vietnam Logistics Review


Chia sẻ
Sao chép liên kết

Tin nổi bật

da dang hoa nguon cung ung toan cau la giai phap tam thoi hay dai han
Tin chuyên ngànhThứ Tư, 09/07/2025

Đa dạng hóa nguồn cung ứng toàn cầu là giải pháp tạm thời hay dài hạn?

Chỉ một đợt dịch bệnh, một cuộc xung đột địa chính trị hay một cú sốc chính sách cũng đủ khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Trong bối cảnh đó, việc phụ thuộc vào một nguồn cung duy nhất ngày càng bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn.

thao nut that ha tang mo duong cho kinh te bien dong bang song cuu long phat trien
Tin chuyên ngànhThứ Hai, 07/07/2025

Tháo nút thắt hạ tầng, mở đường cho kinh tế biển Đồng bằng sông Cửu Long phát triển

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá với kinh tế biển. Tuy nhiên, để ba mũi nhọn gồm du lịch, nuôi trồng thủy sản và cảng biển phát triển bền vững, khu vực này cần được đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng giao thông và logistics.

viet nam dung truoc co hoi mo rong chuoi cung ung lanh
Tin chuyên ngànhThứ Tư, 02/07/2025

Việt Nam đứng trước cơ hội mở rộng chuỗi cung ứng lạnh

Trong bối cảnh nhu cầu lưu trữ và vận chuyển hàng hóa cần bảo quản nhiệt độ ngày càng tăng cao, chuỗi cung ứng lạnh đang nổi lên như một mắt xích chiến lược không thể thiếu đối với ngành logistics Việt Nam. Không chỉ đóng vai trò thiết yếu trong bảo đảm chất lượng hàng hóa, chuỗi cung ứng lạnh còn tạo lực đẩy mạnh mẽ cho các ngành công nghiệp chế biến, nông sản, thực phẩm và dược phẩm – những lĩnh vực chủ chốt trong cơ cấu xuất khẩu của quốc gia.

dau la cac buoc di chien luoc giup tp ho chi minh moi dinh hinh vai tro thu phu cong nghiep logistics
Tin chuyên ngànhThứ Hai, 30/06/2025

Đâu là các bước đi chiến lược giúp Tp. Hồ Chí Minh mới định hình vai trò thủ phủ công nghiệp – logistics?

Việc hợp nhất Tp. Hồ Chí Minh với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong định hướng phát triển vùng đô thị phía Nam, mà còn mở ra tiềm năng hình thành một siêu đô thị đa trung tâm với định vị là thủ phủ công nghiệp – logistics mới của khu vực. Tuy nhiên, đi cùng với kỳ vọng đó là những bài toán lớn về quy hoạch, quản trị và hạ tầng liên vùng cần được giải quyết đồng bộ.

banner bagravei vietnbsp

Tin tức liên quan