APEC 2023 lần thứ 30 và sự phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu trong tương lai

Tin chuyên ngành
Thứ Năm, 16/11/2023
APEC hiện bao gồm 21 nền kinh tế thành viên, chiếm 38% dân số, 62% GDP và gần 50% thương mại thế giới. Đến nay, APEC đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và thực chất trên cả 3 trụ cột hợp tác.

Chuyến công tác có ý nghĩa đặc biệt

Nhận lời mời của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Joe Biden, ngày 14/11, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam rời Sân bay Quốc tế Nội Bài, Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2023, kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ từ ngày 14 đến ngày 17/11.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC. Ảnh: TTXVN

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Diễn đàn APEC là ưu tiên quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam với chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, góp phần bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích an ninh, phát triển, nâng cao vị thế của đất nước.

Trong 25 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đóng góp tích cực, chủ động đối với Diễn đàn APEC, đề xuất nhiều sáng kiến, dự án hợp tác được các thành viên đánh giá cao; góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương.

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, với dấu mốc hai nước xác lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 9/2023). Hai bên đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác về kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, nhân đạo, trong đó có các hợp đồng thương mại với tổng giá trị trên 10 tỷ USD.

Với ý nghĩa đặc biệt của Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC năm nay và trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục phát triển mạnh mẽ thời gian qua, chuyến công tác tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC và các hoạt động tại Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có ý nghĩa hết sức quan trọng, cả trong các hoạt động đa phương và song phương, góp phần tiếp tục duy trì và củng cố cục diện đối ngoại hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự phát triển của đất nước.

Trong chuyến công tác, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ cùng các nhà lãnh đạo APEC thảo luận những vấn đề có ý nghĩa then chốt đối với kinh tế thế giới và khu vực hiện nay, nhất là thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tăng trưởng bền vững, bao trùm, tăng cường kết nối và liên kết kinh tế khu vực, qua đó thúc đẩy xu thế đối thoại, hợp tác, cùng đóng góp cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của khu vực.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ phát biểu và có nhiều cuộc làm việc tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC. Đây là sự kiện có quy mô lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực với sự tham dự của hơn 2.000 lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới và châu Á - Thái Bình Dương.

Các hoạt động của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 và các hoạt động song phương với lãnh đạo cấp cao và các đối tác Hoa Kỳ, nhất là tại bang California, sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương trên tinh thần Tuyên bố chung về xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ vừa qua, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và kết nối các địa phương.

Kỳ vọng mở ra những cơ hội hợp tác mới về kinh tế, thương mại, đầu tư

Kể từ khi thành lập năm 1989, qua 35 năm hình thành và phát triển, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tiếp tục khẳng định là cơ chế liên kết kinh tế khu vực hàng đầu, khởi xướng và đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hợp tác APEC tập trung vào 3 trụ cột chính: (i) Tự do hóa thương mại và đầu tư, (ii) Thuận lợi hoá kinh doanh và (iii) Hợp tác kinh tế - kỹ thuật, nâng cao năng lực, phát triển bình đẳng và bền vững.

Diễn đàn hiện có 21 nền kinh tế thành viên, trong đó bao gồm những nền kinh tế hàng đầu thế giới (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…), 9 thành viên Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) và nhiều nền kinh tế mới nổi, phát triển năng động, đại diện khoảng 39% dân số thế giới, đóng góp 62% GDP và 48% thương mại toàn cầu.

Qua các hội nghị APEC, Việt Nam đã tranh thủ tối đa các cơ hội để làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác. Cụ thể, Việt Nam có những ký kết, cam kết đầu tư với các đối tác nước ngoài trong khuôn khổ Hội nghị APEC. Bởi sẽ có những hội nghị cấp cao các nhà quản trị đầu tư hàng đầu, lúc đó, các doanh nghiệp Việt và đối tác nước ngoài sẽ đàm phán, thương thảo và có những ký kết, biên bản ghi nhớ về sự hợp tác đầu tư.

Hầu hết đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của Việt Nam là các nền kinh tế thành viên của APEC. Như vậy, gia nhập APEC, Việt Nam tranh thủ các chương trình hợp tác nhằm phát triển nguồn nhân lực, tăng cường liên kết thương mại. Trên thực tế, về kinh tế, Việt Nam đã gặp ít rào cản hơn khi tham gia vào các thị trường APEC. Các dòng thuế quan APEC đã giảm gần 70% và mức thuế quan trung bình giảm từ 16,9% (1989) xuống còn 5,5% (2004).

Tuần lễ Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 sẽ khai mạc vào ngày tại San Francisco, Mỹ - hy vọng sẽ giúp Việt Nam quảng bá tiềm năng phát triển, mở ra những cơ hội hợp tác mới về kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch và dịch vụ với các đối tác.

Theo VLT, Vneconomy, Lao Động


Chia sẻ
Sao chép liên kết

Tin nổi bật

viet nam ky vong thu hut duoc cac doanh nghiep logistics khu vuc va the gioi
Tin chuyên ngànhThứ Năm, 16/11/2023

Việt Nam kỳ vọng thu hút được các doanh nghiệp logistics khu vực và thế giới

Thông tin trên được nhiều đại biểu nhận định tại Đại hội Liên đoàn các hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) 2023 đang được tổ chức tại thủ đô Brussels, Bỉ.

apec 2023 lan thu 30 va su phat trien cua chuoi cung ung toan cau trong tuong lai
Tin chuyên ngànhThứ Năm, 16/11/2023

APEC 2023 lần thứ 30 và sự phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu trong tương lai

APEC hiện bao gồm 21 nền kinh tế thành viên, chiếm 38% dân số, 62% GDP và gần 50% thương mại thế giới. Đến nay, APEC đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và thực chất trên cả 3 trụ cột hợp tác.

giai phap phat trien dich vu logistics cua thu do
Tin chuyên ngànhThứ Năm, 09/11/2023

Giải pháp phát triển dịch vụ logistics của Thủ đô

Xác định logistics là một trong những ngành dịch vụ mũi nhọn, TP. Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp phát triển dịch vụ logistics, kết nối các phương thức vận tải hàng hóa…

cac bien phap dua viet nam tro thanh dau moi logistics quan trong trong khu vuc
Tin chuyên ngànhThứ Hai, 23/10/2023

Các biện pháp đưa Việt Nam trở thành đầu mối logistics quan trọng trong khu vực

Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý ngay những vấn đề phát sinh trong hoạt động logistics tác động xấu đến kinh tế - xã hội thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước; Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý, tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực.

Tin tức liên quan