Đâu là các bước đi chiến lược giúp Tp. Hồ Chí Minh mới định hình vai trò thủ phủ công nghiệp – logistics?

Tin chuyên ngành
Thứ Hai, 30/06/2025
Việc hợp nhất Tp. Hồ Chí Minh với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong định hướng phát triển vùng đô thị phía Nam, mà còn mở ra tiềm năng hình thành một siêu đô thị đa trung tâm với định vị là thủ phủ công nghiệp – logistics mới của khu vực. Tuy nhiên, đi cùng với kỳ vọng đó là những bài toán lớn về quy hoạch, quản trị và hạ tầng liên vùng cần được giải quyết đồng bộ.

Động lực tăng trưởng công nghiệp và logistics

Sau khi hợp nhất, diện tích Tp. Hồ Chí Minh mới sẽ đạt hơn 6.770 km² – gấp ba lần hiện tại, tạo điều kiện mở rộng không gian phát triển và định hình trung tâm kinh tế - thương mại – dịch vụ với quy mô lớn. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp và logistics được kỳ vọng sẽ giữ vai trò chủ lực, đóng góp mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM đang đối mặt với bài toán khó là khan hiếm quỹ đất cho việc mở rộng hoặc di dời nhà xưởng ra khỏi khu dân cư. Việc hình thành thêm các khu công nghiệp mới sau sáp nhập không chỉ giải tỏa áp lực đất đai, mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, cắt giảm chi phí và đáp ứng tiêu chuẩn môi trường ngày càng nghiêm ngặt.

Đáng chú ý hơn là tiềm năng phát triển các khu công nghiệp chuyên biệt như công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện ô tô, thiết bị bán dẫn hay điện tử sẽ là chìa khóa nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của ngành công nghiệp thành phố.

Các chuyên gia nhận định, nếu được quy hoạch và triển khai bài bản, Tp. Hồ Chí Minh mới hoàn toàn có khả năng hình thành các vùng công nghiệp - đô thị lớn, đủ sức hút vốn đầu tư quốc tế đang tìm kiếm những điểm đến ổn định và có hệ sinh thái toàn diện.

Logistics liên vùng – Mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, logistics trở thành yếu tố then chốt nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Với hệ thống cảng biển nước sâu như Cái Mép - Thị Vải, sân bay quốc tế Long Thành và mạng lưới khu công nghiệp sẵn có, khu vực sáp nhập này đang sở hữu nền tảng lý tưởng để phát triển một hệ sinh thái logistics tích hợp, liên kết chặt chẽ giữa các địa phương.

Tuy nhiên, hiện trạng hạ tầng chưa đồng bộ đang là "nút thắt cổ chai" khiến chi phí logistics ở Việt Nam vẫn ở mức cao, ước tính chiếm tới 18% GDP. Việc hợp nhất ba địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thiết lập mạng lưới kết nối liên hoàn, giảm thiểu điểm nghẽn và hình thành trung tâm logistics đạt chuẩn quốc tế.

Ông Đỗ Văn Nhân - Chủ tịch Gemadept, nhận định rằng sự kiện này là đòn bẩy thúc đẩy hệ sinh thái cảng – sân bay – logistics phát triển bền vững, đồng thời mở rộng không gian tăng trưởng cho doanh nghiệp trong ngành. Cùng quan điểm, ông Phạm Anh Tuấn – Tổng Giám đốc Portcoast, cho rằng với khả năng tiếp nhận tàu 250.000 tấn và vị trí kết nối chiến lược với các trung tâm sản xuất lớn, Cái Mép – Thị Vải sẽ trở thành “mắt xích” trọng yếu của chuỗi cung ứng liên vùng.

Nếu hệ thống logistics được tích hợp với các trung tâm như Cát Lái, Hiệp Phước, Bình Dương và Đồng Nai, chi phí vận chuyển có thể giảm xuống còn 14% GDP, góp phần gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Thách thức trong quản trị và quy hoạch đô th

Mặc dù mang lại nhiều kỳ vọng, quá trình hình thành siêu đô thị Tp. Hồ Chí Minh mới cũng đối mặt với những thách thức lớn về thể chế, quy hoạch và điều phối vùng. Trong đó, vấn đề lớn nhất là sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng đđảm bảo cơ chế vận hành linh hoạt, hiệu quả, giảm thiểu rào cản hành chính và tạo môi trường đầu tư minh bạch, hấp dẫn hơn.

Theo KTS. Ngô Viết Nam Sơn, cần sớm triển khai hệ thống hạ tầng đa phương tiện, kết nối xuyên suốt từ cảng biển, sân bay đến đường cao tốc, metro và đường thủy nội địa. Cùng với đó, ông David Jackson – Tổng Giám đốc Avision Young Việt Nam cũng nhấn mạnh vai trò của một hệ sinh thái liên vùng hiệu quả, đòi hỏi các địa phương phải từ bỏ tư duy “địa phương hóa” để cùng hướng đến phát triển chung.

Ngoài ra, vấn đề quy hoạch đất công nghiệp và định hướng phát triển cảng biển cũng cần được xem xét lại. TS Trần Du Lịch khuyến nghị cần rà soát lại quy hoạch công nghiệp tổng thể khi ba địa phương trở thành một thể thống nhất với Bình Dương quy hoạch 24.000ha, Bà Rịa – Vũng Tàu 16.000ha và TP.HCM 8.000ha (trong đó mới triển khai 4.000ha).

Việc điều chỉnh quy hoạch siêu cảng Cần Giờ được thiết kế để trung chuyển, tránh cạnh tranh với Cái Mép cũng cần cập nhật lại để phù hợp với định hướng tích hợp mới.

Thời điểm vàng đđổi mới mô hình quản lý

Các chuyên gia đều thống nhất rằng mô hình quản trị của siêu đô thị Tp. Hồ Chí Minh cần được cải tổ theo hướng phân quyền mạnh mẽ, tránh cách tiếp cận “trên áp xuống”, đồng thời trao quyền chủ động cho từng khu vực để phát huy lợi thế đặc thù và giảm thiểu phân tán nguồn lực.

TS Dương Như Hùng cảnh báo rằng giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi sẽ gặp không ít khó khăn, nhất là khi các bên liên quan phải thích nghi với mô hình quản lý mới. Tuy nhiên, nếu có sự quyết tâm cao từ chính quyền và doanh nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể vươn lên trở thành siêu đô thị hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Ông Hùng đề xuất lấy mô hình các đô thị lớn như Tokyo, Seoul làm tham chiếu đặc biệt trong các lĩnh vực chuyển đổi số, phát triển giao thông thông minh và quản lý đô thị bền vững. Từ đó, giúp Tp. Hồ Chí Minh khai thác tối đa tiềm năng, định hình vị thế mới trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Ngun: Kinh Tế Sài Gòn Online

 


Chia sẻ
Sao chép liên kết

Tin nổi bật

dau la cac buoc di chien luoc giup tp ho chi minh moi dinh hinh vai tro thu phu cong nghiep logistics
Tin chuyên ngànhThứ Hai, 30/06/2025

Đâu là các bước đi chiến lược giúp Tp. Hồ Chí Minh mới định hình vai trò thủ phủ công nghiệp – logistics?

Việc hợp nhất Tp. Hồ Chí Minh với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong định hướng phát triển vùng đô thị phía Nam, mà còn mở ra tiềm năng hình thành một siêu đô thị đa trung tâm với định vị là thủ phủ công nghiệp – logistics mới của khu vực. Tuy nhiên, đi cùng với kỳ vọng đó là những bài toán lớn về quy hoạch, quản trị và hạ tầng liên vùng cần được giải quyết đồng bộ.

cang thang thuong mai da tac dong den chuoi cung ung chau a nhu the nao
Tin chuyên ngànhThứ Tư, 25/06/2025

Căng thẳng thương mại đã tác động đến chuỗi cung ứng châu Á như thế nào?

Từ khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng phát, chuỗi cung ứng toàn cầu đã trải qua nhiều biến động lớn. Những thay đổi này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và logistics.

tp ho chi minh but pha voi mo hinh sieu do thi tich hop va ung dung chuyen doi so trong giai doan moi
Tin chuyên ngànhThứ Hai, 23/06/2025

Tp. Hồ Chí Minh - Bứt phá với mô hình siêu đô thị tích hợp và ứng dụng chuyển đổi số trong giai đoạn mới

Sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh chính thức bước vào giai đoạn hình thành một siêu đô thị mới với kỳ vọng trở thành trung tâm công nghiệp, logistics, đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Tp. Hồ Chí Minh cần tập trung xây dựng chiến lược để phát triển 2 trụ cột chính: xây dựng đô thị tích hợp vùng và thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện.

viet nam co dang nam giu du loi the de buoc vao cuoc dua chuoi cung ung toan cau
Tin chuyên ngànhThứ Năm, 19/06/2025

Việt Nam có đang nắm giữ đủ lợi thế để bước vào cuộc đua chuỗi cung ứng toàn cầu?

Ngành logistics Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình mạnh mẽ, với tiềm năng tăng trưởng từ việc mở rộng cơ sở hạ tầng đến khả năng hợp tác sâu rộng với các đối tác quốc tế. Những nền kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đang đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh của logistics Việt Nam.

banner bagravei vietnbsp

Tin tức liên quan